Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478

Xã hội


  • CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC HÀN QUỐC

    1. Chính sách và tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu

    Cùng với sự phát triển nhanh chóng của giáo dục, nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng đã nảy sinh. Để giải quyết các vấn đề đó, hoạt động nghiên cứu đã được thúc đẩy một cách toàn diện trên các mặt như: tiêu chuẩn, mục tiêu giáo dục, chương trình, phương pháp giảng dạy, hệ thống quản trị vv…

  • ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG (GDPT) Ở HÀN QUỐC (TÓM TẮT)

    1. Một số hạn chế của chương trình giáo dục ở Hàn Quốc

    • Có thể thấy, các chương trình GDPT Hàn Quốc trước đây về cơ bản không khác Việt Nam là mấy, nghĩa là cũng mang tính “tập quyền” rất cao, bắt buộc đối với tất cả các bậc học, từ mẫu giáo đến trung học phổ thông, áp dụng cho mọi loại hình trường, cả tư thục và công lập. Quy định chặt chẽ mục tiêu giáo dục, các môn cần dạy trong từng năm học, số ngày học và phân bố thời gian cho từng môn học trong từng năm.

  • HỆ THỐNG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ SAU PHỔ THÔNG CỦA HÀN QUỐC (TÓM TẮT)

    1. Sơ đồ hệ thống giáo dục các cấp (6-3-3-4)

    Hệ thống giáo dục Hàn Quốc được cải tiến từ hệ thống giáo dục cũ (6-4-2-4) sang hệ mới (6-3-3-4).

    Trẻ em Hàn Quốc từ 3 tuổi đến 5 tuổi thuộc giai đoạn mẫu giáo (Kindergarten), không bắt buộc; bắt đầu vào lớp 1 là 6 tuổi.  Giai đoạn phổ thông gồm ba cấp học: Tiểu học, Trung học cơ sở (THCS) và Trung học phổ thông (THPT).

  • KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG GIÁO DỤC HÀN QUỐC (TÓM TẮT)

    I. Lịch sử phát triển

    Có thể tóm tắt các dấu mốc chính trong lịch sử phát triển giáo dục Hàn Quốc hiện đại như sau:

    • Hệ thống giáo dục hiện đại được hình thành từ thế kỷ 19 (bao gồm giáo dục tư và công) bởi các nhà truyền giáo đạo cơ đốc, và từ đó đã có rất nhiều trường tư thục được hình thành ở Hàn Quốc bởi các nhà truyền giáo Phương Tây.

  • VẤN ĐỀ HỦY BỎ HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở HÀN QUỐC

    Theo Kookmin Ilbo, một tờ báo thuộc chính phủ Hàn Quốc cho biết, chính phủ nước này sẽ loại bỏ hệ thống phân loại người khuyết tật hiện tại nhằm tiến hành cải cách,  đơn giản hóa hệ thống đánh giá mức độ khuyết tật trong năm 2014. Tiếp theo, chính phủ tạm dừng việc mở rộng các dịch vụ cho người khuyết tật theo hướng cải tiến đơn giản. Theo giải thích từ phía chính phủ, điều này sẽ đáp ứng nguyện vọng của người khuyết tật bằng cách xóa bỏ đồng thời hệ thống đánh giá hiện tại. Tuy nhiên, nhiều nhóm đại diện cho người khuyết tật đã chỉ trích quyết định trên, coi đây là một sự thất hứa từ phía chính phủ và yêu cầu chính phủ cam kết xóa bỏ đồng thời hệ thống đánh giá khuyết tật.

  • KÝ ỨC VỀ VĨ TUYẾN 38

    1. Đặt vấn đề:

    Do số gặp may không chỉ một lần, cho nên tôi đuợc tiếp xúc trực tiếp với phong tục tập quán của một vài dân tộc trên thế giới. Nhưng các ký ức ấy, rồi nó cũng chìm nghỉm trong cuộc vật lộn mưu sinh triền miên.

  • KHÁI NIỆM VÀ ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NƯỚC TIÊN TIẾN (Phần 3)

    ③ Tính tự chủ: Hàn Quốc xếp thứ 26 – Khoảng cách xa so với mức trung bình của OECD về tính tự chủ và linh hoạt của nền kinh tế

    Với 64,1 điểm Hàn Quốc tụt hậu so với mức trung bình của OECD là 75,9 trong tính tự chủ. Đây là chỉ số thấp nhất trong nhân tố liên quan tới tăng trưởng. Điểm số thấp ở tất cả các tiểu mục bao gồm: “cơ hội công bằng”, “học hỏi từ thất bại”, “tính chủ động”, “tự chủ trong hoạt động kinh tế” cũng như “đối thoại xã hội”, khả năng giải quyết các bất đồng. Theo kết quả, tất cả các hạng mục “động lực” của Hàn Quốc đều thấp hơn mức trung bình của OECD là 62,6 điểm, khiến Hàn Quốc xếp thứ 26.

  • KHÁI NIỆM VÀ ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NƯỚC TIÊN TIẾN (Phần 2)

    2. Thiết kế và đo lường các chỉ số tiên tiến của SERI

    Các chỉ số về quốc gia tiên tiến gồm 4 nhóm: Đầu tiên, 7 nhân tố then chốt được chia làm 2, mỗi phần gồm 5 hạng mục được đo bằng 2 đến 5 biến. Mỗi phần trong 5 hạng mục bao gồm các đặc tính liên quan đến chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và ý chí quốc gia. Các biến được lấy từ số liệu thống kê, điều tra của các cơ quan nghiên cứu, tổ chức quốc tế hàng đầu thuộc 30 nước thành viên OECD.

  • THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH MỚI ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH ĐA VĂN HÓA

    Theo một cuộc điều tra mới đây do Viện Nghiên cứu Chính sách Asan đặt tại Seoul công bố cho thấy, số người Hàn Quốc có thái độ tiêu cực đối với cuộc hôn nhân có đối tượng là người nước ngoài ngày càng gia tăng. Điều này có nghĩa là, người Hàn Quốc ngày càng trở nên không cởi mở với gia đình đa văn hóa.

  • KHÁI NIỆM VÀ ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NƯỚC TIÊN TIẾN (Phần 1)

    Đối với Hàn Quốc, điều quan trọng là vượt qua cách tiếp cận thông thường để trở thành quốc gia tiên tiến, tập trung vào “hệ thống của một quốc gia tiên tiến” và “thay đổi về lượng”. Chiến lược thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến về lượng sẽ bị hạn chế do thúc đẩy các mong muốn chung chung. Sao chép hệ thống của các quốc gia tiên tiến có thể gặp khó khăn bởi hệ thống mới có thể xung đột với tập quán riêng và không có tính chất bổ sung. Do vậy, cần xây dựng một sự đồng thuận quốc gia, tăng cường sức mạnh quốc gia khi chính phủ bảo đảm với người dân rằng, họ có thể tận hưởng các giá trị đa nguyên thường thấy ở các nước tiên tiến như sự giàu có, sự thoải mái, sự văn minh và hạnh phúc.





Scroll To Top