Chính trị
NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA ÔNG MOON JAE-IN NẾU ĐẮC CỬ TỔNG THỐNG HÀN QUỐC NHIỆM KỲ TỚI
Vụ bê bối Choi Soon-sil đã làm rung chuyển Hàn Quốc và đạt đến cao trào khi Tổng thống Park Geun-hye bị phế truất[1] theo phán quyết của Toà án Hiến pháp. Như vậy, sau gần 10 năm không được nắm quyền, phe đối lập có nhiều khả năng sẽ làm chủ Nhà Xanh sau cuộc bầu cử Tổng thống vào ngày 09/05 tới đây. Điều này có thể tác động đến các chính sách liên quan đến Triều Tiên của Chính phủ Hàn Quốc.
[1] Sáng ngày 31/03/2017, Cựu Tổng thống Park Geun-hye đã bị Viện Kiểm sát bắt giam theo lệnh của Tòa án Trung ương Seoul.
KHỦNG HOẢNG TRÊN BÁN ĐẢO HÀN VÀ CƠ HỘI TÁI THIẾT CỦA HÀN QUỐC
Bất ổn chính trị và những thách thức về địa chính trị khu vực đang làm rung chuyển Bán đảo Hàn. Các dẫn chứng có thể kể đến là hàng loạt các cuộc thử nghiệm tên lửa và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, những đòn trừng phạt không chính thức của Trung Quốc đối với Hàn Quốc liên quan đến việc triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bị luận tội, phế truất và bắt giam, … đang đẩy khu vực này vào một chu trình nguy hiểm, có thể làm ảnh hưởng tới hòa bình và thịnh vượng của Hàn Quốc. Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, những khủng hoảng này cũng là một cơ hội để Hàn Quốc tái thiết; bởi vậy những động thái trong 6 tháng tới, đặc biệt là kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống ngày 09/05, là vô cùng quan trọng đối với tương lai của Hàn Quốc.
CỤC DIỆN CỦA CUỘC TRANH CỬ TỔNG THỐNG HÀN QUỐC KHÓA XIX
Kể từ khi bà Park Geun-hye bị phế truất vào đầu tháng 3 năm 2017, cuộc tranh cử Tổng thống Hàn Quốc khóa XIX chính thức được khởi xướng với sự khẩn trương trong tất cả các khâu chuẩn bị của các đảng phái Hàn Quốc. Sau một tháng, cục diện của cuộc tranh cử tổng thống khóa mới đã dần lộ diện một cách bất ngờ với hai tuyến cạnh tranh giữa hai ứng cứ viên sáng giá là ông Moon Jae-in thuộc đảng Dân chủ và ông Ahn Cheol-soo thuộc đảng Quốc dân.
TỔNG THỐNG HÀN QUỐC BỊ BÃI MIỄN VÀ PHẢN ỨNG CỦA GIỚI TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ
Do ảnh hưởng từ vụ bê bối chính trị Choi Soon-sil, vào chiều ngày 9/12/2016, Quốc hội Hàn Quốc đã tiến hành biểu quyết thông qua Bản truy tố bãi miễn Tổng thống Park Geun-hye. Sau đó 92 ngày, vào sáng ngày 10/3/2017, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã ra phán quyết bãi miễn Tổng thống Park Geun-hye với sự nhất trí cao của cả tám thẩm phán với lý do Tổng thống Park đã không chứng tỏ được quyết tâm gìn giữ Hiến pháp.
NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA HÀN QUỐC TRONG NĂM 2016 (Phần 2)
Các sự kiện kinh tế - xã hội - thể thao
6. Xu hướng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và những ảnh hưởng đối với xuất khẩu Hàn Quốc
Xuất khẩu Hàn Quốc vốn đang trong tình trạng đình trệ lại càng sụt giảm nghiêm trọng hơn trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch có xu hướng lan rộng trên toàn thế giới.
NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA HÀN QUỐC TRONG NĂM 2016 (Phần 1)
Có thể nói, năm 2016 là một năm mà cuộc khủng hoảng về chính trị của Hàn Quốc đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến lĩnh vực ngoại giao, an ninh, kinh tế và xã hội nước này. Sau đây, chúng tôi xin điểm qua một số sự kiện nổi bật trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, xã hội, chính trị, ngoại giao v.v… trong năm có nhiều biến động này.
CÁC ỨNG CỬ VIÊN TIỀM NĂNG CHO VỊ TRÍ TỔNG THỐNG HÀN QUỐC NHIỆM KỲ THỨ 19 (PHẦN 2)
(3) Ông Lee Jae-myung, Thị trưởng thành phố Seongnam, 51 tuổi
Ứng của viên tiềm năng thứ 3 là ông Lee Jae-myung, thị trưởng thành phố Seongnam, thành viên đảng Dân chủ đồng hành, hiện đang giành được 11,9% ủng hộ, giảm 3% điểm so với tuần trước. Như vậy, cuộc bầu chọn ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ có thể sẽ là cuộc đua giữa ông Moon Jae-in và ông Lee Jae-Myung.
CÁC ỨNG CỬ VIÊN TIỀM NĂNG CHO VỊ TRÍ TỔNG THỐNG HÀN QUỐC NHIỆM KỲ THỨ 19 (PHẦN 1)
Sau phiên bỏ phiếu thông qua dự thảo luận tội tại Quốc hội (ngày 09/12), Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã bị đình chỉ chức vụ tạm thời. Hiện tại, tuy vẫn đang trong thời gian chờ đợi phán quyết của Tòa án Hiến pháp nhưng chính giới Hàn Quốc dự kiến sẽ nhanh chóng xúc tiến chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống sớm, điều này châm ngòi cho một cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các ứng cử viên Tổng thống tiềm năng.
NHỮNG BẤT ỔN VỀ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO VÀ AN NINH QUỐC GIA (SAU KHI TỔNG THỐNG PARK GEUN-HYE BỊ ĐÌNH CHỈ QUYỀN LỰC TẠM THỜI)
Cuộc khủng hoảng chính trị liên quan đến Tổng thống Park Geun-hye đang bao trùm khắp Hàn Quốc, do đó, đã đặt những sáng kiến chiến lược và thỏa thuận hợp tác giữa Hàn Quốc với một số nước lớn vào thế dang dở, chưa biết sẽ được thực thi khi nào, ra sao trong thời gian tới.
Ông Kim Tae-woo, giáo sư Trường ĐH Dongguk, cảnh báo khoảng trống lãnh đạo mà bà Park để lại có thể khiến đất nước thêm khó khăn trong việc xử lý các thách thức đối ngoại và an ninh quốc gia.
NHỮNG RẠN NỨT TRONG CHÍNH GIỚI HÀN QUỐC (TRONG BỐI CẢNH QUỐC HỘI THÔNG QUA DỰ THẢO LUẬN TỘI TỔNG THỐNG)
Sau khi Quốc hội Hàn Quốc thông qua Dự thảo luận tội Tổng thống[1] Park Geun-hye (ngày 09/12) với số phiếu áp đảo 234/56, bà Park chính thức bị đình chỉ chức vụ tạm thời và quyền lực được chuyển giao cho Thủ tướng Hwang Kyo-ahn, trong khoảng thời gian chờ Tòa án Hiến pháp ra phán quyết cuối cùng về đề xuất luận tội[2]. Như vậy, khoảng trống lãnh đạo mà bà Park để lại sẽ đe dọa “phủ bóng hơn nữa” lên chính trường Hàn Quốc, giữa lúc nội bộ chia rẽ, kinh tế trì trệ và xuất hiện nhiều thách thức đến từ bên ngoài.
[1] Đây là lần thứ 2 trong lịch sử Hiến pháp Hàn Quốc, Quốc hội thông qua dự thảo luận tội đối với một Tổng thống đương nhiệm, sau lần đầu tiên vào năm 2004 đối với cố Tổng thống Roh Moo-hyun. Vào năm 2004, Tòa án Hiến pháp đã bác bỏ đề xuất luận tội ông Roh sau 63 ngày xem xét.
[2] Tiến trình này có thể kéo dài 180 ngày.