Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478

Xã hội


  • TÌNH HÌNH LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG NỮ HÀN QUỐC VÀ NHỮNG HÀM Ý CHÍNH SÁCH (Phần 1)

    I. Lực lượng lao động nữ phục hồi sau khủng hoảng

    Thị trường lao động nữ Hàn Quốc đã đạt được sự phục hồi mạnh mẽ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tỷ lệ tăng trưởng lao động nữ đã đạt mức 2,1% năm trong khoảng thời gian 2000-2007 và giảm nhanh trong năm 2009 do tác động từ khủng hoảng tài chính toàn cầu.

  • CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM ĐỐI VỚI THANH NIÊN TẠI HÀN QUỐC (Phần 2)

    Từ năm 2003, số người sắp có việc làm tăng nhanh và liên tục ở Hàn Quốc. Tình trạng trên vẫn xảy ra trong khoảng thời gian dài. Các dữ liệu gần đây cho thấy, ở nhóm tuổi 30 cũng chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng số người sắp có việc làm.

    Tỷ lệ thất nghiệp mở rộng (bao gồm những người sắp có việc làm - người thất nghiệp tiềm ẩn) cao gấp 2 lần so với tỷ lệ thất nghiệp chính thức. Hệ số giữa tỷ lệ thất nghiệp mở rộng so với tỷ lệ thất nghiệp chính thức tăng từ 1,6 (năm 2003) lên 2,1 (năm 2010). Chi tiết xin xem bảng 5 dưới đây:

  • CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM ĐỐI VỚI THANH NIÊN TẠI HÀN QUỐC (Phần 1)

    1. Các điều kiện về việc làm của thanh niên và một số vấn đề rủi ro thất nghiệp

    Ở Hàn Quốc, thực trạng việc làm của thanh niên xấu đi chủ yếu xuất phát từ sự không phù hợp công việc, hơn là thiếu việc làm trong thị trường lao động.

    ­­Năm 2011, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên của Hàn Quốc (15 đến 29 tuổi) là 7,6%, trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của nam là 9,0% và nữ là 6,4%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên cao gấp 2 lần so vớ tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia là 3,4% (tỷ lệ thất nghiệp của nam là 3,6% và tỷ lệ thất nghiệp của nữ là 3,1%). Chi tiết xin xem bảng sau:

  • CÁC CHÍNH SÁCH TĂNG CƯỜNG LAO ĐỘNG NỮ Ở HÀN QUỐC (Phần 2)

    2. Cân bằng công việc-cuộc sống của phụ nữ

    Một trong những đặc điểm của cung ứng lao động nữ có liên quan trực tiếp tới số giờ làm việc.

    Bảng phân bố thời gian làm việc nhà hàng tuần của từng giới ở Hàn Quốc cho thấy, nam giới nước này chỉ dành 6 tiếng mỗi tuần cho việc nhà. Trong khi đó, phụ nữ Hàn Quốc dành tới 32 tiếng mỗi tuần cho việc nhà. Ngược lại, thời gian phụ nữ làm việc tại công sở chỉ bằng một nửa so với nam giới.

  • CÁC CHÍNH SÁCH TĂNG CƯỜNG LAO ĐỘNG NỮ Ở HÀN QUỐC (Phần 1)

    1. Tỷ lệ lao động nữ ở Hàn Quốc và một số vấn đề

    Tại Hàn Quốc, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động và tỷ lệ có việc làm của phụ nữ (từ 15 đến 64 tuổi) lần lượt là 54,9% và 53,1% trong năm 2011. Trong hai lần khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2003 và 2009, tỷ lệ trên đều có sự sụt giảm mạnh, song về tổng thể đều có sự gia tăng. Tuy nhiên, khoảng một nửa phụ nữ Hàn Quốc trong độ tuổi lao động vẫn chưa có việc làm.

  • MƯỜI SỰ KIỆN NỔI BẬT Ở HÀN QUỐC NĂM 2014

    Hàn Quốc đã trải qua năm Giáp Ngọ với nhiều biến đổi về chính trị, kinh tế… Sau đây là những sự kiện nổi bật ở Hàn Quốc năm 2014.

    1. Thảm họa chìm tàu Sewol, hồi chuông cảnh báo vấn đề an toàn tại Hàn Quốc

    Vào khoảng 10 giờ sáng ngày 16/4/2014, tàu khách Sewol, trọng tải 6.825 tấn xuất phát từ cảng Incheon đang trên đường đến đảo Jeju đã bị lệch trọng tâm gây mất cân bằng và chìm dần tại vùng biển gần đảo Byeongpung, huyện Jindo, tỉnh Nam Jeolla. Trên tàu có tất cả 476 người, gồm 325 học sinh Trường Phổ thông Trung học Danwon ở thành phố Ansan (tỉnh Gyeonggi) đang trong chuyến du lịch thực tế, các hành khách khác và thủy thủ đoàn.

  • ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN VÀ CÁC TỔ CHỨC GIÁO VIÊN Ở HÀN QUỐC

    Giáo viên (GV) tiểu học dạy học sinh từ 6 tuổi đến 12 tuổi. Một GV dạy tất cả các môn. Tuy nhiên, một số trường hiện nay đã có GV cho một số môn chuyên biệt như âm nhạc, mỹ thuật, giáo dục thể chất, thực hành nghệ thuật và hoạt động ngoài giờ lên lớp.

  • MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CẢI CÁCH GIÁO DỤC Ở HÀN QUỐC

    Mục tiêu chính của cuộc cải cách giáo dục ở Hàn Quốc hiện nay là nhằm xây dựng một nền giáo dục mở, tạo cơ hội cho mọi người được học tập suốt đời để họ có thể trở thành những con người mới có đủ tri thức, năng lực, đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội thông tin và toàn cầu hoá.

  • CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC HÀN QUỐC

    1. Chính sách và tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu

    Cùng với sự phát triển nhanh chóng của giáo dục, nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng đã nảy sinh. Để giải quyết các vấn đề đó, hoạt động nghiên cứu đã được thúc đẩy một cách toàn diện trên các mặt như: tiêu chuẩn, mục tiêu giáo dục, chương trình, phương pháp giảng dạy, hệ thống quản trị vv…

  • ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG (GDPT) Ở HÀN QUỐC (TÓM TẮT)

    1. Một số hạn chế của chương trình giáo dục ở Hàn Quốc

    • Có thể thấy, các chương trình GDPT Hàn Quốc trước đây về cơ bản không khác Việt Nam là mấy, nghĩa là cũng mang tính “tập quyền” rất cao, bắt buộc đối với tất cả các bậc học, từ mẫu giáo đến trung học phổ thông, áp dụng cho mọi loại hình trường, cả tư thục và công lập. Quy định chặt chẽ mục tiêu giáo dục, các môn cần dạy trong từng năm học, số ngày học và phân bố thời gian cho từng môn học trong từng năm.





Scroll To Top