Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478

Lịch sử


  • MÔ HÌNH XÃ HỘI CỦA NƯỚC GOJOSUN (TRIỀU TIÊN CỔ)

    Trong xã hội Triều Tiên cổ, cùng với việc tăng năng suất lao động và tài sản tư hữu, khoảng cách giàu nghèo đã bắt đầu xuất hiện, dần hình thành giai cấp: giai cấp thống trị nắm giữ chính trị, quân sự và giai cấp bị trị lo việc sản xuất.

  • ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC JOSEON (1392-1910)

    Với sự kiện hồi quân ở WiHwado, YiSeonggye đã phế bỏ vua Uwang và Choe Yeong, giành lấy thực quyền rồi cùng phái Tân tiến sĩ thực thi chương trình cải cách. Tiếp đó, họ loại bỏ những phần tử thuộc phái bảo thủ và sau cùng, phế truất ngôi vua của Changwang (1388 – 1392), dựng nên vương triều mới vào năm 1392, đặt tên nước là Joseon (Triều Tiên), với ý nghĩa kế thừa nhà nước Gojoseon, chọn HanYang làm kinh đô. Năm 1394, YiSeongGye chính thức dời đô từ GaeSeong về HanYang ( sau đổi là Hanseong: Hán thành, tức Seoul ngày nay ).

  • ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC GORYEO (918-1392)

    WangGeon (Vương Kiến) vốn xuất thân từ vùng Songak, ông ủng hộ GungYe và trở thành võ tướng dưới quyền của GungYe. Trong quá trình dựng nên Hu-Goguryeo, Wang Geon lập nhiều công lớn và được thăng tới chức Sijung (Thị trung). Sau khi lên ngôi, GungYe mắc sai lầm nghiêm trọng tự xưng là Phật Di Lặc và nghi kỵ tàn sát các công thần, đánh mất lòng dân. Do đó, triều thần đã phế truất GungYe và đưa Wang Geon lên ngôi vị quốc vương. WangGeon đổi tên nước là Goryeo (Cao Ly), với ý nghĩa kế thừa Goguryeo xưa, lấy niên hiệu là Cheonsu (Thiên Thụ) (năm 918), định đô ở KaeSeong (Khai Thành).

  • VÀI NÉT VỀ SỰ CHIẾM ĐÓNG CỦA NHẬT BẢN Ở BÁN ĐẢO HÀN TRONG QUÁ KHỨ

    Tu Wei Ming, giáo sư về lịch sử và triết học Trung Quốc tại trường đại học Harvard, cho rằng khổng giáo khuyến khích mỗi người “thích nghi” với hệ thống xã hội hiện hành, chứ không khuyến khích họ “làm biến đổi” xã hội(1). (1) Tu Wei-Ming, 1984, xem trang 87.

  • BÁN ĐẢO HÀN THỜI KỲ 1945 ĐẾN NAY

    Ngày 25/6/1950, cuộc nội chiến Nam- Bắc Triều Tiên chính thức bùng nổ, trước diễn biến phức tạp của chiến tranh, Liên xô đứng ra kêu gọi đình chiến.

  • ĐÔI NÉT VỀ TRIỀU ĐẠI CHOSON (1392-1910)

    Năm 1392, tướng Yi Seong-gye đã lập nên một triều đại mới, lấy tên là Choson. Tầng lớp cai trị đầu tiên của triều đại này lấy đạo Khổng làm triết lý chỉ đạo của vương quốc nhằm chống lại ảnh hưởng thống trị của Phật giáo trong thời kỳ Koryo.

    Những người thống trị Choson đã cai trị vương quốc với một hệ thống chính trị cân bằng. Hệ thống thi cử có sự tham gia của dân chính là cơ sở tuyển chọn ra tầng lớp quan lại. Các cuộc thi được dùng làm cơ sở cho tính cơ động của xã hội và hoạt động trí tuệ trong thời kỳ này. Xã hội sùng đạo Khổng này đánh giá cao học thuật, coi thường thương mại và sản xuất.

    Dưới triều đại Sejong Đại đế (1418-1450) - vị vua thứ tư của triều địa Choson – văn hoá và nghệ thuật phát triển chưa từng thấy trong lịch sử Hàn Quốc. Dưới sự bảo trợ của đức vua Sejong, các học giả của viện hàn lâm hoàng gia đã sáng tạo bảng chữ cái Hàn Quốc, được gọi là Hangeul. Bảng chữ cái này còn được gọi là Huấn dân chính âm, nghĩa là “hệ thống ngữ âm đúng để dạy dân chúng”.

  • NHÀ NƯỚC SILLA THỐNG NHẤT VÀ BALHAE

    Vương quốc Silla nằm ở cực nam bán đảo, ban đầu vương quốc yếu nhất và kém phát triển nhất trong số ba quốc gia.





Scroll To Top