Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478

Chính trị


  • ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ VIII CỦA ĐẢNG LAO ĐỘNG TRIỀU TIÊN: KIỆN TOÀN BỘ MÁY LÃNH ĐẠO MỚI

    Đại hội Đảng và Hội nghị đại biểu toàn quốc là hai cơ chế quan trọng nhằm kiện toàn bộ máy và đưa ra chiến lược, đường lối của Đảng Lao động Triều Tiên. Trong đó, Hội nghị đại biểu toàn quốc là Hội nghị đặc biệt để giải quyết các vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới cả nước mà Ủy ban Trung ương không thể quyết định một mình mà không cần đợi Đại hội Đảng nhóm họp. Có 4 kỳ Hội nghị đại biểu toàn quốc được tổ chức, lần thứ 1 vào 1958, lần thứ 2 vào năm 1966, lần thứ 3 vào năm 2010, lần thứ 4 vào năm 2012. Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên theo quy định tổ chức định kỳ 5 năm, thông qua báo cáo của các cơ quan Trung ương, sửa đổi Điều lệ Đảng, đưa ra đường lối, chính sách của Đảng và bầu Ủy ban Trung ương Đảng, Lãnh đạo tối cao của Đảng. Các đại hội trước đó lần lượt diễn ra vào các thời điểm tháng 8/1946, tháng 8/1948, tháng 4/1956, tháng 9/1961, tháng 11/1970, tháng 10/1980, tháng 5/2016. Như vậy, Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên có nhiệm kì 5 năm nhưng trên thực tế không hẳn đã được tổ chức đúng định kì trong suốt một thời kỳ lịch sử dài. Đại hội lần thứ VIII lần này được khai mạc vào ngày 5/1/2021 và diễn ra trong 8 ngày. Do đó, đây là một trong những lần đại hội hiếm hoi đúng nhiệm kì 5 năm của đảng Lao động Triều Tiên.

  • NHỮNG YẾU TỐ MỚI TRONG CUỘC BẦU CỬ QUỐC HỘI HÀN QUỐC KHÓA XXI

    Cuộc bầu cử Quốc hội khóa XXI của Hàn Quốc đã bắt đầu được khởi động chuẩn bị từ tháng 10 năm 2019. Các công tác thành lập Ủy ban bầu cử các cấp, tài chính, kiểm tra dân số bầu cử, đăng kí ứng cử viên dự kiến đã được tiến hành. Ngày 27 tháng 3 tới sẽ đóng danh sách ứng viên chính thức đăng kí bầu cử. Ngày 1 tháng 4 sẽ tiến hành bầu cử cho các cử tri ở nước ngoài. Ngày 15 tháng 4 là ngày bầu cử chính thức diễn ra ở 253 khu vực bầu cử trên toàn quốc và toàn thể người dân Hàn Quốc được nghỉ để các cư tri có thể tham gia bầu cử. Hiện đã có khoảng hơn 2.500 ứng cử viên dự bị đã đăng kí danh sách đến từ các đảng chủ yếu gồm đảng cầm quyền là Đảng Dân chủ cùng nhau và các đảng đối lập như Hợp Đảng Tương lai, Đảng Chính nghĩa…

  • CUỘC GẶP THƯỢNG ĐỈNH LẦN 3 DONALD TRUMP-KIM JONG-UN

    Chiều ngày 30 tháng 6, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc gặp thượng đỉnh lần 3 lịch sử tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm trong Khu phi quân sự chia cắt Hàn Quốc và Triều Tiên. Những hình ảnh cho thấy Tổng thống Donald Trump đã bước qua gờ bê tông đánh dấu ranh giới liên Triều ở Khu Phi quân sự (DMZ), tiến 20 bước vào lãnh thổ Triều Tiên. Người mỉm cười bên cạnh Trump là lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Như vậy, ôngDonald Trump là vị Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đặt chân vào lãnh thổ Triều Tiên. Sau đó hai lãnh đạo trở lại giới tuyến, đi vào lãnh thổ Hàn Quốc để thảo luận riêng tại Nhà Tự do.Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có cuộc hội đàm kín kéo dài gần 1 giờ tại Khu phi quân sự giữa hai miền Triều Tiên. Điểm đáng chú ý là hai bên đã nhất trí khởi động lại các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa trong vài tuần tới[1].

  • Ý NGHĨA CỦA CUỘC GẶP THƯỢNG ĐỈNH TRUNG -TRIỀU

    Ngày 20 và 21 tháng 6 vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng phu nhân đã thăm chính thức Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên theo lời mời của Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên Kim Jong Un. Đây là chuyến thăm khuôn khổ cấp nhà nước đầu tiên của nhà lãnh đạo Trung Quốc tới Triều Tiên trong vòng 14 năm qua kể từ năm 2005, sau chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và diễn ra ngay trong năm kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (6/10/1949 - 6/10/2019).

  • NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỪ HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH MỸ - TRIỀU LẦN 2

    Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 27-28/02 vừa qua đã kết thúc mà không đưa ra bất kỳ thỏa thuận bằng văn bản nào, làm dấy lên mối lo ngại rằng vấn đề phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên sẽ không được thực hiện trong tương lai gần. Việc Hội nghị lần này chưa mang lại bước tiến chính thức nào cho các vấn đề Triều Tiên sẽ ảnh hưởng đến các lợi ích chiến lược khác nhau của các nước xung quanh như Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản.

  • HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH MỸ -TRIỀU LẦN II TẠI HÀ NỘI VÀ SÁNG KIẾN BERLIN CỦA HÀN QUỐC

    Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều lần thứ II diễn ra tại Hà Nội trong thời gian 27~28/2/2019, sau cuộc gặp lần thứ I tại Singapore chỉ khoảng 8 tháng đang cho thấy thiện chí của hai bên và đánh dấu một bước tiến nhanh chóng trong quan hệ Mỹ - Triều. Thành công của hội nghị thượng đỉnh lần này sẽ đem lại nhiều hi vọng cho hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng trên Bán đảo Triều Tiên. Bên cạnh đó, thành công của hội nghị này còn mang tới sự lạc quan và tin tưởng về thành công của các chính sách mà chính phủ Hàn Quốc đang theo đuổi, trong đó có hàng loạt “tân” chính sách ngoại giao và đặc biệt là “Sáng kiến Berlin” của Tổng thống Moon Jae-in nhằm tìm kiếm một hướng đi mới cho hợp tác hòa bình, thịnh vượng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên.

  • KẾT QUẢ CHỦ YẾU CỦA CUỘC GẶP THƯỢNG ĐỈNH GIỮA TỔNG THỐNG HÀN QUỐC VÀ TỔNG THỐNG PHILIPPINES

    Ngày 3/6 Tổng thống Duterte đã đến Seoul, bắt đầu chuyến thăm chính thức Hàn Quốc trong 3 ngày từ ngày mùng 3-5/6, nhằm thúc đẩy quan hệ quốc phòng, an ninh cũng như kinh tế. Ông Duterte là nhà lãnh đạo đầu tiên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thăm chính thức Hàn Quốc, kể từ khi ông Moon nhậm chức hồi tháng 5 năm ngoái. Trước đó, hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau tại Philippines vào tháng 11/2017, bên lề Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và ba nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản) và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS). Ngày 4/6, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã có cuộc hội đàm tại thủ đô Seoul. Hai nhà lãnh đạo đã nhất trí tăng cường quan hệ song phương, đồng thời hợp tác hơn nữa nhằm phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Hai bên còn thảo luận các phương án để tăng cường trao đổi song phương trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh đó, lãnh đạo hai nước còn đưa ra khẳng định sẽ thường xuyên tổ chức các cuộc họp cấp cao giữa hai bên.

  • CỘNG ĐỒNG KINH TẾ MỚI HÀN QUỐC- TRIỀU TIÊN

    Trong Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lịch sử ngày 27 tháng 4 vừa qua, Tổng thổng Hàn Quốc Moon Jae-in đã tận tay trực tiếp chuyển cho nhà Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tập tài liệu và USB chứa đựng những thông tin cụ thể về kế hoạch xây dựng Cộng đồng kinh tế mới Bán đảo Triều Tiên (한반도 신경제 공동체). Đây cũng chính là những nội dung trong kế hoạch "Bản đồ kinh tế mới bán đảo Triều Tiên" vốn là một phần trong chiến lược tranh cử năm ngoái của Tổng thống Hàn Quốc đương nhiệm. Kế hoạch này được xây dựng sẵn, cụ thể từng bước với các dự án hợp tác hai miền sẽ được đưa vào áp dụng trong trường hợp Triều Tiên phi hạt nhân hóa.Bản đồ kinh tế mới Hàn Quốc – Triều Tiên gồm 3 vành đai kinh tế lớn, được thực hiện dựa trên nền tảng thiện chí và tin cậy lẫn nhau giữa hai miền bán đảo Triều Tiên.

  • HÀN QUỐC XEM XÉT LẠI THỎA THUẬN VỀ “PHỤ NỮ MUA VUI” VỚI NHẬT BẢN

    Ngày 28 tháng 12 năm 2015, Bộ trưởng ngoại giao của Nhật Bản và Hàn Quốc đã đạt được Thoả thuận về vấn đề “phụ nữ mua vui”. Điều này được cho là đã chấm dứt một vấn đề song phương hàng thập kỷ. Trong tuyên bố của mình, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida chính thức thừa nhận hành động tàn bạo do quân đội đế quốc Nhật Bản đã gây ra và thừa nhận những hành động đáng xấu hổ mà binh lính Nhật đã gây ra đối với phụ nữ Hàn Quốc.





Scroll To Top