Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478

Bắc Hàn (Triều Tiên)


  • Ý NGHĨA CHIẾN LƯỢC CỦA BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC (Phần 1)

    Tóm tắt: Theo xu thế phát triển của thế giới nói chung và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói riêng, đặc biệt là sự biến đổi của bán đảo Triều Triên trong thế kỷ mới, mối quan hệ đặc biệt giữa Trung Quốc với bán đảo Triều Tiên cũng như vị trí chiến lược của bán đảo Triều Tiên đối với Trung Quốc cũng sẽ xuất hiện những đặc điểm mới.

  • KIM JONG-UN MUỐN XÂY DỰNG THÊM NHIỀU KHU DU LỊCH

    Từ sau khi lên nắm quyền, nhà lãnh đạo tối cao của Triều Tiên Kim Jong-un đã nỗ lực phát triển ngành du lịch. Gần đây, lãnh đạo các ban ngành quản lý du lịch của Triều Tiên công khai chỉ rõ, cần nỗ lực thay đổi các nội dung về du lịch như: Mở thêm tour du lịch bằng xe đạp, kéo dài thêm thời gian du lịch.

  • CÁC CHUYÊN GIA GỌI CHÍNH SÁCH CỦA PHÍA TRUNG QUỐC LÀ “HÒN ĐÁ CÂN BẰNG THUYỀN1” DUY TRÌ HÒA BÌNH VÀ ỔN ĐỊNH TRÊN BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN

    Biên tập: La Soái, Trần Diễm

    Nguồn: Nhân dân nhật báo ngày 17/03/2013

    http://hn.people.com.cn/n/2013/0317/c338399-18308218.html

     

    Tình hình an ninh bán đảo đang bất ổn. Hiện tại, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết 2094, chỉ trích Triều Tiên tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3 và gia tăng trừng phạt với Triều Tiên. Triều Tiên phản ứng mạnh mẽ nghị quyết này và cho biết sẽ thực hiện các biện pháp đối phó như tuyên bố “Hiệp định đình chiến Triều Tiên” hoàn toàn vô hiệu, chấm dứt hoàn toàn các hoạt động của văn phòng đại diện quân đội Triều Tiên khỏi Panmunjom (Bàn Môn Điếm), cắt đứt đường dây nóng Mỹ-Triều đồng thời tuyên truyền vận động chiến tranh. Hàn Quốc cũng tăng cường cảnh báo quân sự, giám sát chặt chẽ các động thái của Triều Tiên, cùng với Mỹ tổ chức các cuộc tập trận mang tên “Giải pháp then chốt” và “Đại bàng non”. Tình hình bán đảo ngày càng căng thẳng.

  • CHÍNH SÁCH KINH TẾ TRIỀU TIÊN DẦN THAY ĐỔI CẢI CÁCH MÔ HÌNH NÔNG TRƯỜNG TẬP THỂ THÀNH HỢP ĐỒNG RUỘNG ĐẤT

    Tác giả: Vương Hiểu Vi

    Nguồn: Thời báo Hoa Hạ, ngày 12 tháng 8 năm 2012

    http://finance.ifeng.com/news/hqcj/20120811/6906143.shtml

    “Quốc gia phồn thịnh”, khái niệm này được xuất hiện trong một cương lĩnh chính sách quan trọng được Thông tấn xã Triều Tiên phát đi ngày 8 tháng 3. Trước đó một ngày, Kim Jong-un nhà lãnh đạo tối cao của Triều Tiên trong buổi hội kiến với đoàn đại biểu Trung Quốc cũng bày tỏ mong muốn tập trung “phát triển kinh tế nâng cao đời sống nhân dân”.

  • CẢI CÁCH KINH TẾ TRIỀU TIÊN: THĂM DÒ CON ĐƯỜNG THỨ BA VÀ TƯƠNG LAI CHƯA XÁC ĐỊNH CỦA NÓ1 (phần 3)

    4. Xu thế cải cách: Điều chỉnh sâu hơn nhưng không có tính cách mạng

    Xu thế cải cách của Triều Tiên có thể là:

    Thứ nhất, do sự tập trung vào cải cách phía cầu chưa chắc đã thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản suất của bên cung ứng nên bước tiếp theo, có thể Triều Tiên cần ưu tiên cho doanh nghiệp quốc doanh, dồn lực tập trung khôi phục sản xuất của các doanh nghiệp này. Ủy ban Quy hoạch quốc gia sẽ lựa chọn một số biện pháp cải cách vượt cấp, cho phép thị trường phát huy tác dụng bổ sung, để điều tiết phân phối tài nguyên của các xí nghiệp sản xuất. Ủy ban Quy hoạch có thể có thể cắt đứt mối quan hệ với đa số lãnh đạo của xí nghiệp, sau đó, quan hệ giữa các xí nghiệp này sẽ tiến hành thông qua cơ cấu tiền tệ và các hình thức khác nhau của thị trường.

  • CẢI CÁCH KINH TẾ TRIỀU TIÊN: THĂM DÒ CON ĐƯỜNG THỨ BA VÀ TƯƠNG LAI CHƯA XÁC ĐỊNH CỦA NÓ1 (phần 2)

    3. Ảnh hưởng và hạn chế của cải cách: Đánh giá có tính so sánh và phê phán

    Cho đến nay, công tác cải cách của Triều Tiên vẫn chưa có biện pháp thúc đẩy hữu hiệu và thuận lợi. Thị trường tự do và chợ ven đường trở nên náo nhiệt nhưng không mang lại lợi nhuận cho số đông người dân Triều Tiên. Một số nhà đầu tư và hàng hóa nước ngoài không ngừng nhập vào, làm lạm phát ở Bắc Triều Tiên thêm trầm trọng, làm giảm tiền lương của Nhà nước trả cho công nhân. Giá gạo tăng cao, cộng thêm sự thiếu hụt các loại ngũ cốc13 thịt, trứng, thực phẩm giàu protein, dầu thực vật14. Sự mất giá liên tục của đồng tiền làm cho họ rất khó chi trả được giá cao của các nhu yếu phẩm thường ngày. Rất nhiều gia đình vẫn phải sống nhờ vào cháo ngô và hạt dẻ15.

  • CẢI CÁCH KINH TẾ TRIỀU TIÊN: THĂM DÒ CON ĐƯỜNG THỨ BA VÀ TƯƠNG LAI CHƯA XÁC ĐỊNH CỦA NÓ1 (phần 1)

    Tác giả: Lưu Minh

    Đơn vị: Phòng Nghiên cứu Châu Á -Thái Bình Dương, Viện Khoa học Xã hội Thượng Hải

    Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu kinh tế thế giới, Kỳ 7 năm 2008

    http://wenku.baidu.com/view/e712be6fb84ae45c3b358c00.html

     

    Tóm tắt: Ngày mùng 1 tháng 7 năm 2002, Triều Tiên bắt đầu thực hiện chính sách cải cách kinh tế mới. Mục đích của chính sách được suy nghĩ từ vấn đề sinh tồn cũng như lý tưởng hy vọng xây dựng một quốc gia hùng mạnh. Do nhiều yếu tố hạn chế nên cải cách ở Triều Tiên là một mô hình hỗn hợp, trong quá trình đó không tránh khỏi các mâu thuẫn. Triều Tiên đã học tập một phần kinh nghiệm của Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực như giá cả, tiền lương, thị trường, ngoại hối, mô hình phân phối, kinh doanh xí nghiệp, sản xuất tại nông trường, tuy nhiên, do hạn chế về chính trị, thiết kế cải cách không có tính hệ thống và tính điều tiết, thêm vào đó là sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung ứng và cơ sở kinh tế lạc hậu dẫn đến cải cách rơi vào khó khăn.

  • HỘI NGHỊ NHÂN DÂN CẤP CAO CỦA TRIỀU TIÊN ĐỀ RA VẤN ĐỀ CẢI CÁCH KINH TẾ

     

    Tác giả: Vương Cương

    Nguồn: Báo “Thời báo toàn cầu” ngày 25 tháng 9 năm 2012

    http://hlj.people.com.cn/n/2012/0925/c222646-17520968.html

     

     

    Hội nghị Nhân dân cấp cao Triều Tiên khai mạc vào ngày 25 tháng 9 năm 2012 tại Bình Nhưỡng và kéo dài trong hai ngày. Các đại biểu tham dự đã đến viếng tượng đài cố Chủ tịch Kim Nhật Thành và Kim Jong Il vào ngày 24. Nhiều hãng truyền thông Hàn Quốc dự đoán, Triều Tiên sẽ đưa ra các “chính sách cải cách kinh tế mới” lấy cải cách nông nghiệp làm trung tâm; còn có suy đoán rằng Triều Tiên sẽ bổ khuyết các vị trí lãnh đạo cấp cao. Tuy nhiên, Chính phủ Hàn Quốc vẫn có thái độ thận trọng với các thông tin này.

  • CON ĐƯỜNG TƯƠNG LAI CỦA TRIỀU TIÊN: ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TIÊN QUÂN, CẢI CÁCH KINH TẾ DẦN TRỞ THÀNH TRỌNG ĐIỂM

    Tác giả: Thái Đình Di

    Nguồn: Tạp chí “Kinh tế Tài chính” ngày 5 tháng 1 năm 2012

    http://business.sohu.com/20120105/n331236419.shtml

     

     

    Ngày 19 tháng 12 năm 2011, Thông tấn xã Trung ương và Đài truyền hình quốc gia Triều Tiên phát bản tin: Kim Jong Il, Bí thư Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng, Tư lệnh tối cao quân đội Triều Tiên trong 17 năm, đã qua đời trên một chuyến tàu hỏa khi đang đi thị sát, kết thúc cuộc đời lãnh đạo của mình.





Scroll To Top