Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478

Chính trị


  • CÁC CHÍNH SÁCH MỚI CỦA HÀN QUỐC THỜI CHÍNH QUYỀN TỔNG THỐNG YOON SUK-YEON

    Ngày 26 tháng 7 năm 2022, sau hơn 2 tháng nhậm chức, chính quyền của ông Yoon Suk-yeon đã công bố “Quốc chính 120 điều” trên cơ sở bổ sung thêm 10 nội dung vào bản “Quốc chính 110 điều”. Trước đó, trong Lễ nhậm chức, tổng thống Hàn Quốc đã nhắc tới từ khóa “Tự do” 35 lần trong bài diễn văn nhấn mạnh “giá trị của tự do” “quyền lợi chính trị và thị trường tự do” cho Hàn Quốc (1). Tinh thần đó cũng được thể hiện trong “Quốc chính 120 điều”. Đây sẽ là văn chính thức về mục tiêu, phương hướng, nội dung chính sách sẽ được thực hiện trong 5 năm nhiệm kì của chính quyền Tổng thống Yoon Suk-yeon. Trên cơ sở đó, nội các, các bộ ban ngành của Hàn Quốc sẽ được tổ chức, sắp xếp, kiện toàn và thực thi chính sách.

  • “KẾ HOẠCH TÁO BẠO” CỦA HÀN QUỐC DÀNH CHO TRIỀU TIÊN

    Mối quan hệ liên Triều cho đến nay vẫn rơi vào trạng thái nguội lạnh, đặc biệt kể từ sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump vào năm 2019 kết thúc mà không đạt được thỏa thuận, mối quan hệ hai miền từ đây cũng không có bước đột phá. Trên thực tế mối quan hệ giữa hai miền Nam - Bắc vẫn đang ở trong tình trạng chiến tranh, những xung đột, căng thẳng vẫn thường xuyên xảy ra, đặc biệt trong bối cảnh Triều Tiên có xu hướng gia tăng khi các vụ thử hạt nhân. Mặc dù hai bên vẫn tìm cơ hội hợp tác và giảm thiểu căng thẳng; tuy nhiên tiến trình đàm phán hiện vẫn đang rơi vào bế tắc.

  • TƯƠNG LAI QUAN HỆ LIÊN TRIỀU DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG HÀN QUỐC YOON SUK-YEOL

    Mối quan hệ liên Triều cho đến nay trên thực tế vẫn đang đang trong tình trạng chiến tranh; những xung đột, căng thẳng vẫn thường xuyên hiện hữu, đặc biệt trong bối cảnh Triều Tiên có xu hướng gia tăng các vụ thử hạt nhân. Theo giới chuyên gia, tình hình giữa hai miền bán đảo sẽ trở nên căng thẳng hơn so với những năm trước do các thay đổi từ chính sách của Tân tổng thống Hàn Quốc.

  • HÀN – MỸ NÂNG CẤP QUAN HỆ ĐỒNG MINH CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN TOÀN CẦU

    Cuộc gặp thượng đỉnh Hàn – Mỹ đã diễn ra tại Hàn Quốc ngay sau khi tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeon nhậm chức không lâu. Ngày 21/5/2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeon đã cùng họp báo công bố Bản tuyên bố chung Hàn – Mỹ với các nội dung như xây dựng trục chính vì hòa bình thịnh vượng, quan hệ đối tác kinh tế kỹ thuật chiến lược, nâng cấp quan hệ đồng minh lên quan hệ chiến lược toàn diện toàn cầu (1). Hai bên đã nhất trí quan điểm tăng cường quan hệ trên nhiều lĩnh vực và mở rộng không gian hợp tác vượt ra khỏi không gian Bán đảo Triều Tiên vì tự do, hòa bình và thịnh vượng.

  • NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT TRONG 30 NĂM QUAN HỆ NGOẠI GIAO HÀN QUỐC – TRUNG QUỐC

    Ngày 24 tháng 8 năm 1992, Hàn Quốc và Trung Quốc đã vượt qua những giới hạn lịch sử và ra tuyên bố chung, chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Tuyên bố chung nêu rõ Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác lâu dài dựa trên các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không xâm lược lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, chung sống hòa bình phù hợp với các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc. Trong 30 năm qua, quan hệ Hàn Quốc - Trung Quốc về cơ bản tuân theo các nguyên tắc nêu trên và đã đạt được những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, giao lưu nhân dân và văn hóa.

  • MOON CARE: CHÍNH SÁCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA CHÍNH QUYỀN CỰU TỔNG THỐNG MOON JAE-IN

    Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Hàn Quốc được đánh giá là một trong những hệ thống tốt nhất trong số các nền kinh tế phát triển trên thế giới. Quốc gia này cung cấp cho mọi công dân bảo hiểm y tế với chi phí phải chăng và phổ rộng cho các phương pháp điều trị y tế thiết yếu có thể tốn kém ở các quốc gia khác. Tuy nhiên, sau khoảng ba tháng chính thức cầm quyền, tháng 8/2017, chính quyền của cựu Tổng thống Moon Jae-in đã công bố chính sách mở rộng ưu đãi bảo hiểm y tế, hay còn gọi là “Moon Jae-in Care”. Đây là một chính sách thuộc lĩnh vực phúc lợi xã hội nhằm xây dựng một quốc gia mà người dân không phải lo lắng về chi phí y tế.

  • CHUYỂN GIAO QUYỀN LỰC Ở HÀN QUỐC

    Trong cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc ngày 9 tháng 3 năm 2022, ứng cử viên của đảng Quyền lực Nhân dân là ông Yoon Seok-yeol đã chiến thắng với tỷ lệ phiếu ủng hộ đạt 48,6%, một tỷ lệ sát sao với ứng cử viên đảng Dân chủ Lee Jae-myoung. Với kết quả bầu cử này, chức vị Tổng thống quyền lực không chỉ chuyển giaotừ ông Moon Jae-in sang choông Yoon Seok-yeol mà còn chuyển giao vị trí đảng cầm quyền từ đảng Dân chủ sang cho đảng Quyền lực Nhân dân. Sự chuyển giao này diễn ra sau 5 năm, tức là chỉ sau 1 nhiệm kì nên được xem là khá đặc biệt vì trước đó ở Hàn Quốc, đảng cầm quyền thường tại vị trong 2 nhiệm kì liên tiếp. Chuyển giao quyền lực ở Hàn Quốc được các bên tiến hành và ông Yoon Seok-yeol sẽ chính thức trở thành Tổng thống thứ 20 của Hàn Quốc vào ngày 10 tháng 5 sắp tới.

  • KẾ HOẠCH 5 NĂM PHÁT TRIỂN KHOA HỌC QUỐC PHÒNG VÀ HỆ THỐNG VŨ KHÍ CỦA TRIỀU TIÊN

    Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên lần thứ 8 tháng 1 năm 2021 đã thông qua chủ trương hiện đại hóa quân đội và xây dựng hệ thống vũ khí tiên tiến là một trong những sự nghiệp quan trọng trong khóa mới. Để thực hiện chủ trương này, Triều Tiên đã xây dựng Kế hoạch 5 năm Phát triển khoa học quốc phòng và hệ thống vũ khí (국방과학발전 및 무기체계 5개년 계획), bắt đầu đưa vào triển khai thực hiện trong giai đoạn 2021-2026. Kế hoạch này lấy Viện Khoa học Quốc phòng Triều Tiên làm trung tâm để phát triển hệ thống vũ khí mới.

  • NHỮNG NHÂN TỐ CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH GIỮA HÀN QUỐC VÀ TRUNG QUỐC THỜI GIAN GẦN ĐÂY

     

    Hàn Quốc và Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 24 tháng 8 năm 1992 hướng tới mối “quan hệ hợp tác hữu nghị - láng giềng tốt đẹp”. Sau đó, mối quan hệ này đã được phát triển thành “quan hệ đối tác của Thế kỷ XXI” vào năm 1998 và nâng lên thành “quan hệ đối tác chiến lược” sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào vào năm 2008. Trải qua gần 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Hàn - Trung nói chung và quan hệ chính trị - an ninh nói riêng của hai nước Đông Bắc Á này đã trải qua những giai đoạn thăng trầm dưới tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Trong thời gian 5 năm trở lại đây, tình hình thế giới cũng như khu vực đã có những biến động không ngừng, ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ giữa các chủ thể trong quan hệ quốc tế, trong đó có Hàn Quốc và Trung Quốc. Ngoài ra, tình hình chính trị nội bộ cũng như những quan điểm, chính sách của mỗi nước đều có tác động đến quan hệ nhiều mặt giữa hai quốc gia này. Mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Trung Quốc, đặc biệt là quan hệ về chính trị - an ninh đã có những lúc “thăng trầm”, bởi chịu tác động từ  những nhân tố  bên trong và bên ngoài như nhân tố lãnh đạo, nhân tố Mỹ vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên…trong thời gian gần đây.

  • HÀN QUỐC, MỸ, NGA NỖ LỰC ĐỐI THOẠI VỀ VẤN ĐỀ HẠT NHÂN TRIỀU TIÊN

    Trong bối cảnh cuộc tập trận quân sự chung Hàn - Mỹ vừa được triển khai (16/8), phía Triều Tiên liên tục lên tiếng phản đối cuộc diễn tập trên và đưa ra cảnh báo về một cuộc khủng hoảng an ninh nghiêm trọng, Đặc phái viên phụ trách chính sách Bắc Triều Tiên thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ Sung Kim và Thứ trưởng phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương kiêm Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Bộ Ngoại giao Nga Igor Morgulov đã đến Seoul (21/8). Tại đây, các bên sẽ hội đàm về biện pháp thúc đẩy tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên và mục tiêu sớm đưa Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán.





Scroll To Top