Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478

Bắc Hàn (Triều Tiên)


  • VỀ TIẾN TRÌNH CẢI CÁCH KINH TẾ CỦA CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN TRIỀU TIÊN (Phần 1)

    1. Bối cảnh thúc đẩy cải cách: Khủng hoảng kinh tế - Hậu quả tất yếu từ mô hình phát triển

    Từ thực tiễn ở CHDCNDTT cho thấy, kết thúc kế hoạch 7 năm lần thứ ba 1987-1993 cũng là giai đoạn mở đầu cho một thời kỳ tồi tệ nhất trong lịch sử phát triển của nền kinh tế nước này.

  • CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TRIỂN VỌNG CẢI CÁCH KINH TẾ CỦA TRIỀU TIÊN VÀ MỘT VÀI GỢI Ý TỪ KINH NGHIỆM VIỆT NAM (Phần 2)

    II. CÁC NHÂN TỐ CẢN TRỞ

    1. Tư tưởng chính trị và ý thức hệ của những người lãnh đạo vẫn còn mang nặng tính bảo thủ, chuyên quyền, độc đoán, thiếu dân chủ

    Nếu như ở trên đã đề cập đến những tư tưởng kinh tế tiến bộ của Kim Jong-un thì về mặt tư tưởng chính trị và ý thức hệ, ông này vẫn chịu ảnh hưởng và tuân thủ những quy tắc vốn có của cha ông, nhất là tư tưởng tiên quân. Bên cạnh đó, giả sử Kim Jong-un có những tiến bộ nhất định về tư tưởng và ý thức hệ so với cha, ông mình, thì bên cạnh ông ta, bộ máy chính quyền mang nặng tính bảo thủ, chuyên quyền độc đoán, vốn đã tồn tại hơn nửa thể kỷ vẫn là những trở ngại rất lớn cho những quyết sách của Chính phủ, nhất là lực cản của bộ máy lãnh đạo trong quân đội.

  • CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TRIỂN VỌNG CẢI CÁCH KINH TẾ CỦA TRIỀU TIÊN VÀ MỘT VÀI GỢI Ý TỪ KINH NGHIỆM VIỆT NAM (Phần 1)

    I. CÁC NHÂN TỐ TÍCH CỰC

    1. Tư tưởng kinh tế tiến bộ của người đứng đầu mới, Kim Jong-un, so với những người tiền nhiệm

    - Khi cố lãnh đạo Kim Jong-Il qua đời vào tháng 12 năm 2011 để lại cho con trai một nền kinh tế kiệt quệ, nhưng nhà lãnh đạo mới Kim Jong-Un đã áp dụng nhiều chính sách mở cửa để thay đổi bộ mặt đất nước. Tư tưởng của nhà lãnh đạo trẻ đã thoáng hơn so với người cha “bảo thủ” của mình nhờ những năm tháng du học ở nước ngoài, cũng như tiếp thu được nhiều thành tựu trên thế giới.

  • CHÍNH SÁCH “MỘT MŨI TÊN TRÚNG HAI ĐÍCH” CỦA TRIỀU TIÊN: NHỮNG ẢNH HƯỞNG VÀ TRIỂN VỌNG (Phần 2)

    Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp hạt nhân và vệ tinh trong nội dung của chính sách mới được thông qua đã có phương hướng và kế hoạch chi tiết. Một mặt, các lò phản ứng hạt nhân có thể được sử dụng để tạo ra điện. Mặt khác, các lò phản ứng của Triều Tiên cũng có thể làm tăng các kho vũ khí hạt nhân. Sự mập mờ tương tự đối với các vệ tinh có thể được dùng cho cả mục đích khoa học và công nghiệp cũng như cho hệ thống phòng thủ hạt nhân. Do đó, Triều Tiên đang yêu cầu Hoa Kỳ cần chọn một con đường và được gợi ý rằng sự chỉ đạo của chính sách mới đã được xác định phù hợp.

  • CHÍNH SÁCH “MỘT MŨI TÊN TRÚNG HAI ĐÍCH” CỦA TRIỀU TIÊN: NHỮNG ẢNH HƯỞNG VÀ TRIỂN VỌNG (Phần 1)

    Vào ngày 31/3/2013, Triều Tiên đã thông qua một "chính sách chiến lược mới" kêu gọi xây dựng một nền kinh tế mạnh mẽ hơn và kho vũ khí hạt nhân. Để phản ánh sự thay đổi này, Triều Tiên đã triệu tập một phiên họp toàn thể của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động cầm quyền, cơ quan nắm quyền cao thứ hai của đất nước, phê duyệt biện pháp này. Đây là cuộc họp toàn thể của Ban chấp hành từ năm 1993.

  • SỰ NỔI LÊN CỦA TẦNG LỚP THƯƠNG NHÂN TRONG XÃ HỘI TRIỀU TIÊN HIỆN NAY (Phần 3)

    Xây dựng : Giao dịch mua lần đầu tiên chiếm ưu thế

    Việc sở hữu riêng bất kỳ một bất động sản là không hợp pháp ở Triều Tiên. Vì thế, các cá nhân không thể điều hành doanh nghiệp xây dựng. Tuy nhiên, trong thực tế, việc buôn bán tư nhân và mua căn hộ đã được phổ biến chấp nhận. Giá của một căn hộ 99.18m2 xây theo phong cách của Hàn Quốc tại Bình Nhưỡng khoảng  từ 100,000 - 300.000 USD. Theo đó, các nhà môi giới bất động sản đã gia tăng về số lượng, cung cấp không chỉ nhà ở mà cả việc làm (để hưởng hoa hồng) nếu cần thiết cho những người di chuyển đến thành phố.

  • SỰ NỔI LÊN CỦA TẦNG LỚP THƯƠNG NHÂN TRONG XÃ HỘI TRIỀU TIÊN HIỆN NAY (Phần 2)

    Phạm vi hoạt động

    Sản xuất: Doanh nghiệp nhỏ lẻ xuất hiện

    Chiến dịch sản xuất hàng hóa và tiêu dùng cho người dân 8.3[1] hướng tới mục tiêu "tự lực". Với khẩu hiệu "chi tiết tới từng hộ gia đình," nhà máy không chỉ sản xuất các mặt hàng được chỉ định mà còn sử dụng các sản phẩm phụ (chiếm từ 5 tới 10%) để sản xuất các sản phẩm mà người dân có thể cần. Khi nền kinh tế trở nên ảm đạm và hoạt động nhà máy sản xuất khó khăn, các công việc chi tiết bắt đầu mở rộng. Thay vì nhận tiền lương, ngày càng có nhiều người bắt đầu nhận được các vật liệu phụ để làm ở nhà rồi sau đó bán ra thị trường sản phẩm hoàn chỉnh.



    [1] Chiến dịch sản xuất hàng hóa và tiêu dùng cho người dân 8.3, tập trung vào sản xuất hàng tiêu dùng. Chiến dịch này được đặt tên như vậy sau khi Chủ tịch Kim Jong-il tham quan cuộc triển lãm các sản phẩm công nghiệp nhẹ được tổ chức tại Bình Nhưỡng vào ngày 03 Tháng Tám năm 1984. Phong trào yêu cầu các công nhân sử dụng nguồn lực sẵn có tại địa phương và cơ sở sản xuất để sản xuất hàng tiêu dùng cần thiết. Về mặt hình thức, phong trào này không khác nhiều so với các chương trình công nghiệp địa phương tồn tại từ những năm 1960. Theo đó, các cửa hàng bán hàng trực tiếp đã được thành lập để phân phối hàng hóa sản xuất theo phong trào 8.3 trực tiếp cho người tiêu dùng. Phong trào được mô tả như là một khu vực thứ ba trong việc sản xuất hàng tiêu dùng, bên cạnh khu vực  công nghiệp nhẹ thuộc sự quản lý của Trung ương và ngành công nghiệp truyền thống được các địa phương kiểm soát.

  • SỰ NỔI LÊN CỦA TẦNG LỚP THƯƠNG NHÂN TRONG XÃ HỘI TRIỀU TIÊN HIỆN NAY (Phần 1)

    Xã hội truyền thống của Triều Tiên được chia thành ba tầng lớp chính là: người lao động, nông dân và trí thức. Ngoài ra, xã hội này còn có tầng lớp phụ khác bao gồm quân nhân, sinh viên, đảng viên và những người phụ thuộc. Tuy nhiên, chúng không được công nhận như một tầng lớp chính thức mà chỉ được gọi tên dựa trên công việc hoặc tuổi tác của họ.

  • Ý NGHĨA CHIẾN LƯỢC CỦA BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC (Phần 3)

    3. Bán đảo Triều Tiên sẽ trở thành đối tác chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng hiện đại hóa ở Trung Quốc

    Xu thế phát triển của bán đảo Triều Tiên có tầm quan trọng trong công cuộc xây dựng hiện đại hóa ở Trung Quốc. Theo tầm nhìn phát triển cho đến thế kỷ XXI, bán đảo Triều Tiên không chỉ phát triển đúng hướng về an ninh và thống nhất, mà hợp tác kinh tế cũng ngày càng đi lên. Bằng chứng cho thấy, các khu kinh tế ở bán đảo Triều Tiên sẽ sớm được xây dựng, đồng thời, sẽ là bước tiến quan trọng trong công cuộc hòa bình thống nhất của bán đảo Triều Tiên, điều này có ảnh hưởng sâu rộng đến công cuộc xây dựng hiện đại hóa ở Trung Quốc.

  • Ý NGHĨA CHIẾN LƯỢC CỦA BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC (Phần 2)

    2. Bán đảo Triều Tiên sẽ trở thành vị trí chiến lược để Trung Quốc ngăn chặn chủ nghĩa bá quyền của Mỹ

    Chiến lược toàn cầu của Mỹ trong thế kỷ này có hai biến đổi lớn. Một là, Trung Quốc được xếp vào hàng kẻ thù tiềm tàng trong tương lai của Mỹ. Hai là, trọng điểm chiến lược quân sự của Mỹ sẽ chuyển dịch từ Châu Âu sang Châu Á.





Scroll To Top