Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478

Kinh tế


  • HÀN QUỐC: HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ TRI THỨC

    Chương trình quốc gia với mong ước cao nhất nhất xuất phát từ quan điểm chính sách KH & CN được Chính phủ mới thông qua sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1997 - 1998. Chương trình này hoạch định chiến lược xây dựng Hàn Quốc thành một quốc gia tri thức trong thế kỷ 21. Để thực hiện chiến lược này, một khối lượng đầu tư lớn sẽ dành cho việc phát triển cơ sở hạ tầng thông tin, phát triển các ngành công nghiệp tri thức mới, cải thiện môi trường KH & CN, và cải cách giáo dục.

  • NGUỒN LỰC TĂNG TRƯỞNG: NGUỒN CUNG VÀ NHU CẦU ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG

    Trong nghiên cứu trước đây, ước tính sự đóng góp của các yếu tố nhu cầu đối với tăng trưởng kinh tế trong khoảng thời gian từ năm 1963 đến năm 1973 và thấy rằng sự thay đổi tuyệt đối lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất ở Hàn Quốc được tạo ra bởi xuất khẩu(33%) hơn là nhu cầu nội địa cuối cùng (31%)(1) .

  • SỰ TẬP TRUNG VÀ SỨC MẠNH PHI THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC CÔNG TY HÀN QUỐC

    Chính sách thúc đẩy các công ty phát triển nhanh và khen thưởng thông qua những ưu đãi về tín dụng và các khuyến khích khác, cũng giống như việc thúc đẩy các ngành công nghiệp hoá chất và công nghiệp nặng trong những năm 70, đã tạo ra một xu hướng tập trung công nghiệp phát triển hơn. Hơn nữa, hiệu quả kinh tế trong quản lý tín dụng và thuế chính phủ, nên các quan chức thích quản lý một số ít công ty lớn hơn là quản lý nhiều công ty nhỏ.

  • CHÍNH SÁCH CHO NỀN KINH TẾ: TÍN DỤNG VÀ THUẾ

    Do chính sách của Chính phủ là mở rộng nhanh chóng khả năng sản xuất và xuất khẩu của các hãng chế tạo; thứ nữa do tiết kiệm nội bộ có giới hạn nên các chủ doanh nghiệp đã buộc phải dựa vào các khoản vay ngân hàng để đầu tư mở rộng các Công ty của mình.

  • Tăng trưởng kinh tế ở Hàn Quốc và Nhật Bản

    Phương pháp tốt nhất để tìm hiểu về quá trình tăng trưởng của Hàn Quốc là thông qua sự so sánh với Nhật Bản.Phần này áp dụng phương pháp nghiên cứu mà Yukata Kosai và Yoshitaro Orgino(4) đã sử dụng khi tìm hiểu về kinh tế Nhật Bản.

  • ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU CỦA HÀN QUỐC

    Một nghiên cứu mang tầm quốc gia của Ngân hàng Thế giới gần đây về nền kinh tế Hàn Quốc cho thấy rằng sự đóng góp của phát triển xuất khẩu vào tăng trưởng GNP đã tăng lên đáng kể từ những năm 1950. Trước năm 1960, tăng trưởng xuất khẩu đóng góp vào tăng trưởng GNP chưa đến 10%. Con số này đã tăng lên 25% và đầu những năm 1970 và tăng thêm lên hơn 33% vào cuối những năm 70(2). (2) Ngân hàng Thế giới, 1987a xem trang 37.

  • HÀN QUỐC: ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN NƯỚC NGOÀI TĂNG

    Số tiền mà người Hàn Quốc chi tiêu trong nửa đầu năm 2007 mua tài sản nước ngoài để cư trú hoặc đầu tư đã vượt quá số tiền mà họ chi trong năm trước. Tuy nhiên, con số người mua hoặc đầu tư vào tài sản nước ngoài đơn giản là thiếu ý thức về hoá đơn thuế mà họ phải đối mặt.

  • TĂNG TRƯỞNG, NHỮNG DAO ĐỘNG VÀ LẠM PHÁT

    Mô hình “tăng trưởng cao cùng với mức dao động lớn “là một trong những đặc trưng tiêu biểu nhất cho tăng trưởng của Hàn Quốc ,nó trái ngược lại với trường hợp của Nhật Bản và Đài Loan.Những dao động ở Hàn Quốc trong những năm 50 chưa phải là mạnh nhất ,một phần do dao động hàng năm trong nền kinh tế nông nghiệp rộng lớn này chỉ phản ánh sự biến động về sản lượng của các vụ mùa,do những điều kiện như thời tiết chi phối.





Scroll To Top