Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478

Xã hội


  • CHÍNH SÁCH VÀ BIỆN PHÁP ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH ĐA VĂN HÓA

    I. Cơ sở thực tiễn

    1. Những biến đổi trong xã hội Hàn Quốc về vấn đề hôn nhân và gia đình

    Đề cập tới vấn đề gia đình Hàn Quốc truyền thống thì cho dù là người Hàn Quốc hay người nước ngoài nghiên cứu về vấn đề này đều nhất trí cho rằng, đó là cấu trúc gia đình có nhiều thế hệ chung sống mang đậm tính Nho giáo, nặng tính gia trưởng và coi trọng trực hệ, dòng dõi.

  • MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỦA HÀN QUỐC ĐỐI VỚI NẠN BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

    Bạo lực học đường là một trong những vấn đề gây ra nỗi lo sợ, ám ảnh cho xã hội, đặc biệt là các em trong độ tuổi đến trường, gây tổn hại đến thể chất và tinh thần của các em trong môi trường học đường. Bạo lực học đường là hành vi ngược đãi, đánh đập, bạo hành làm tổn hại đến sức khỏe, thân thể, sỉ nhục, lăng mạ đến danh dự và nhân phẩm, tẩy chay, cô lập, ruồng rẫy và những hành động gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn học trong các tổ chức, cơ sở giáo dục

  • TÌNH TRẠNG GIẢM TỶ SUẤT SINH Ở HÀN QUỐC

    Gần đây,nhiều trường tiểu học ở trung tâm thủ đô Seoul Hàn Quốc đang đối mặt với nguy cơ phải đóng cửa; số lượng sinh viên đại học và số lượng binh lính trong quân ngũ cũng ngày càng có xu hướng giảm dần.Đồng thời, chính phủ Hàn Quốc phải kéo dài tuổi nghỉ hưu để có thể cân bằng ngân sách phúc lợi cho người lao động đã về hưu.

  • “THẾ HỆ CHUỘT TÚI” Ở HÀN QUỐC: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

    Thông thường, hầu hết mọi người đều đi làm khi trưởng thành, độc lập về tài chính và tự lo cho bản thân nhưng cũng có nhiều người không thể làm được điều này, họ vẫn sống với cha mẹ, phụ thuộc vào cha mẹ cả vềkinh tếlẫn tinh thần. Những người này ở Hàn Quốc được gọi là “Thế hệ chuột túi” (캥거루족, Kangaroo Tribe). Sự gia tăng nhanh chóng của “Thế hệ chuột túi” đã trở thành một vấn đề được quan tâm không chỉ ở Hàn Quốc mà còn ở nhiều nước trên thế giới như Twixter ở Mỹ, Tangy ở Pháp, Mammone ở Ý, Boomerang Kids ở Canada, Paradise single ở Nhật…

  • XU HƯỚNG HỘ GIA ĐÌNH MỘT THÀNH VIÊN Ở HÀN QUỐC VÀ MỘT SỐ TÁC ĐỘNG

    Trong xã hội Hàn Quốc truyền thống, một gia đình điển hình thường bao gồm các thành viên thuộc ba, bốn thế hệ sống chung dưới một mái nhà. Bởi họ quan niệm một gia đình lớn với nhiều thành viên được coi là có nhiều phúc lộc. Song, quá trình công nghiệp hóa đất nước khiến cho cơ cấu xã hội truyền thống thay đổi, cơ cấu gia đình truyền thống của người Hàn Quốc cũng bị phá vỡ. Mô hình gia đình hạt nhân gồm vợ chồng, con cái (hộ gia đình gồm 4 nhân khẩu) dần thay thế cho mô hình gia đình truyền thống và trở thành mô hình gia đình chủ yếu tại quốc gia này trong suốt mấy chục thập kỷ qua.

  • CÁC BIỆN PHÁP ĐỐI PHÓ CỦA HÀN QUỐC TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19

    Từ tháng 11 năm 2019, chính phủ Hàn Quốc đã lên kế hoạch chuẩn bị ứng phó với sự xâm nhập của Covid-19. Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) thiết kế một phương pháp thử nghiệm khéo léo cho bất kỳ loại virus corona và loại bỏ virus corona đã biết như SARS hay MERS nhằm phân lập biến thể mới của loại vi rút này[1].



  • CHƯƠNG TRÌNH TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI CAO TUỔI Ở HÀN QUỐC

    Năm 2000, Hàn Quốc chính thức trở thành “xã hội già hóa” khi tỷ lệ người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) chiếm 7% tổng dân số. Để đối phó thực trạng lão hóa dân số cao, chương trình tạo việc làm dành cho người cao tuổi (노인 일자리사업 hay Korean Senior Employment Program - KSEP) được đề xuất dưới thời chính quyền Tổng thống Roh Moo-huyn (2003-2008) chính thức được thực hiện từ năm 2004. Căn cứ luật pháp dẫn tới sự ra đời của chương trình tạo việc làm cho người cao tuổi là Luật Xúc tiến tuyển dụng người cao tuổi (Bộ Lao động và Việc làm), Luật Phúc lợi người cao tuổi (Bộ Y tế và Phúc lợi)[1] và Luật Khung về tỷ lệ sinh thấp trong một xã hội già hóa (2005). Theo đó, việc làm dành cho người cao tuổi là công việc phù hợp với người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên, được cung cấp, được tạo ra dưới sự hỗ trợ của chính phủ[2].



    [1] Eunhee Choi (2016), Older worker and federal work programs: the Korean senior employment program (KSEP), https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/08959420.2016.1153993?journalCode=wasp20, tr.5.

    [2]강은나 (2017), Current state and challenges of senior employment programs, https://www.google.com/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&cad=rja&uact=8&ved=2ahUKEwjmn_WtyvHeAhUEw7wKHbwBC6AQFjAAegQIABAC&url=https%3A%2F%2Fwww.kihasa.re.kr%2Fcommon%2Ffiledown.do%3Fseq%3D38847&usg=AOvVaw1RaYliQaeg0jKlCivRaKgn, tr. 29.

  • SINH HOẠT PHÍ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI ĐƠN THÂN Ở HÀN QUỐC

    Theo báo cáo “Thống kê người cao tuổi năm 2017” do Cục Thống kê quốc gia Hàn Quốc công bố tháng 9/2017 cho thấy 41,6% người cao tuổi đang trực tiếp chi trả sinh hoạt phí của bản thân, cao hơn nhiều so với những người nhận được sự giúp đỡ của con cái, họ hàng. Trong khi đó, tỷ lệ người cao tuổi trang trải sinh hoạt phí từ nguồn hỗ trợ của con cái, họ hàng là 31,8% và chính phủ, tổ chức xã hội là 26,6%[1]. Vì vậy, nguồn sinh hoạt phí của nhiều người cao tuổi Hàn Quốc theo mức độ phổ biến lần lượt là 1. Bản thân và bạn đời; 2. Con cái, họ hàng hỗ trợ; 3. Chính phủ, tổ chức xã hội. Điều này có nghĩa rằng, trước tiên, họ tìm kiếm sự giúp đỡ trong quy mô gia đình rồi mới đến sự giúp đỡ từ bên ngoài xã hội. Nhìn chung, người cao tuổi Hàn Quốc vẫn cần sự hỗ trợ, giúp đỡ về mặt vật chất từ con cái và xã hội trong cuộc sống hàng ngày.



    [1]통계청(Cục Thống kê Hàn Quốc) (2017), “2017 고령자통계” (Thống kê người cao tuổi 2017), tr. 10.

  • BẢO HIỂM HƯU TRÍ Ở HÀN QUỐC

    Trong quá trình tập trung phát triển kinh tế giai đoạn 1960-1980, chính phủ Hàn Quốc đã bắt đầu xây dựng hệ thống an sinh xã hội. Năm 1962, Luật Bảo vệ sinh kế đã được ban hành cùng các các Luật Hưu trí đối với quân nhân, nhân viên chính phủ và giáo viên. Năm 1988, hệ thống lương hưu được hoàn thiên và chính thức áp dụng nhưng đến năm 1999 mới trở thành quy định bắt buộc ở Hàn Quốc. Đến tháng 1 năm 2008, hệ thống Lương hưu Tuổi già Cơ bản chính thức ra mắt, giúp nhiều người lớn tuổi hơn 65, thuộc các tầng lớp có thu nhập thấp, cũng có quyền nhận lương hưu[1].



    [1] Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2009) , Hàn Quốc: Đất nước – Con người, Trung tâm Quảng bá Văn hóa hải ngoại Hàn Quốc, tr. 122.

  • ĐIỀU KIỆN VÀ THÁCH THỨC CỦA LAO ĐỘNG CAO TUỔI Ở HÀN QUỐC (Phần 2)

    Những thách thức đối với lao động cao tuổi ở Hàn Quốc

    Chính phủ Hàn Quốc đã nhận thấy các vấn đề của lao động trên 50 tuổi. Để giải quyết sự bất ổn định trong việc làm, khắc phúc điều kiện nghặt nghèo khi tái tuyển dụng và những lo lắng của người cao tuổi, chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện 6 chính sách sau:






Scroll To Top